Hiện tại VICT chỉ nhận may thời trang nữ hoặc nam nữ unisex. Các đơn hàng khác VICT xin phép từ chối, vui lòng không gọi hỏi tránh mất thời gian 2 bên. Cảm ơn quý khách. 0796 59 78 78


Trong công việc nào cũng vậy, bạn đều cần có bước chuẩn bị để thực sự bắt đầu. Tuy nhiên, việc làm chủ như mở một cửa hàng thời trang thì càng nan giải hơn. Khi phải suy nghĩ đến cơ sở vật chất, địa điểm đặt cửa hàng. Ngoài ra các loại giấy tờ kinh doanh liên quan đến shop quần áo của bạn. Vậy nên trong bài viết này, chúng mình sẽ gửi đến bạn các thông tin về giấy phép kinh doanh thời trang. Mở cửa hàng, shop quần áo cần những giấy tờ gì?

Giấy phép kinh doanh thời trang có cần thiết cho các cửa hàng kinh doanh không?

Giấy phép kinh doanh thời trang rất quan trọng trong việc phát triển cửa hàng.

Mở Cửa Hàng Quần Áo Cần Những Giấy Tờ Gì? Có Phải Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh Thời Trang Không?

Theo luật hiện hiện hành, cửa hàng nào mở ra nhằm mục đích kinh doanh thu lợi nhuận. Điều này đều cần phải có giấy phép kinh doanh. Vậy nên, shop quần áo mà bạn đang có ý định mở ra. Cũng cần phải làm việc đăng ký giấy phép kinh doanh thời trang. Đừng ngại đăng ký vì đây là một khâu quan trọng. Giúp ích được nhiều cho những vấn đề xảy ra về sau do đã được luật pháp công nhận.

Trung bình 2 lần trong một năm, công an thị trường sẽ kiểm tra toàn bộ các shop. Nhằm xác định chính xác nguồn gốc hàng hoá. Dẹp bỏ những cơ sở kinh doanh hàng lậu, hàng nhái kém chất lượng. Chính vì thế, khi bạn mở shop quần áo cần có giấy phép kinh doanh thời trang. Điều này để chứng minh nguồn gốc hàng hóa ngay từ những ngày đầu tiên.

Khi đăng ký, bạn hãy xem xét và đánh giá dựa trên quy mô vốn của cửa hàng. Từ đó lựa chọn hình thức hộ cá thể hay doanh nghiệp. Địa điểm nhận làm hồ sơ được đặt tại các cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện nơi bạn chuẩn bị mở cửa hàng. Ngoài giấy đăng ký kinh doanh thì bạn cần phải có các loại giấy tờ đi kèm. Nếu như kinh doanh thương hiệu bạn phải có giấy sở hữu thương hiệu. Các loại giấy chứng từ, giấy khai thuế…

Khi Kinh Doanh Shop Quần Áo Thì Cần Nộp Những Loại Phí Nào?

Trước khi đưa cửa hàng vào vận hành chính thức. Bạn cần nộp đủ trước và trong khi kinh doanh quần áo 3 loại phí cơ bản. Trong đó là thuế môn bài, thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân cùng với giấy phép kinh doanh thời trang. Cụ thể các thuế như sau:

Thuế môn bài

Loại thuế này sẽ được thu 1 lần/ năm với tất cả các đối tượng. Các đối tượng cá nhân, doanh nghiệp sở hữu mô hình kinh doanh lợi nhuận. Mở shop quần áo cần giấy tờ gì đặc biệt với thuế môn bài:

  • Nếu thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh thời trang được hoàn tất trong 6 tháng đầu năm. Thì bạn cần nộp đủ 100% phí môn bài.
  • Nếu thủ tục đăng kính giấy phép kinh doanh thời trang được chấp nhận với quy mô kinh doanh hộ cá thể vào 6 tháng cuối năm. Thì chỉ cần nộp 59% thuế môn bài.
  • Mức thu sẽ dựa vào 2 tiêu chí là số vốn đăng ký kinh doanh và doanh thu hàng năm (tiêu chí tác động tới mức thu sẽ có sự khác biệt giữa các tỉnh thành hoặc quốc gia).

Thuế VAT trong giấy phép kinh doanh thời trang

  • Loại thuế này còn được hiểu là số tiền phải nộp, theo đó cách tính thuế VAT sẽ bằng doanh thu x 10% (đối với các shop kinh doanh thời trang).
  • Đối với các cửa hàng kinh doanh theo mô hình hộ cá nhân. Mức doanh thu từ việc buôn bán, dịch vụ hàng năm thu được dưới 100 triệu đồng. Thì sẽ được miễn về loại thuế này.
  • Thuế này sẽ được quy định rõ trong việc cấp giấy phép kinh doanh thời trang cho các cửa hàng.

Thuế thu nhập cá nhân

  • Thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu khoán trong kỳ tính thuế x Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định.
  • Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đúng pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ, cá nhân kinh doanh lưu động và cá nhân không kinh doanh như:

+) Sau phân phối và cung cấp hàng hoá là 7%

+) Dịch vụ và xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 30%

+) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu là 15%

+) Các hoạt động kinh doanh khác sẽ là 12%

Vậy nên, khi bắt đầu vào bước đầu tiên mở shop quần áo. Bạn cần tính trước ba loại thuế này để khấu trừ trong chi phí sản phẩm, đưa ra mức giá hợp nhất. Giấy phép kinh doanh thời trang cũng sẽ đặt ra những yêu cầu và quy định cụ thể cho các mức thuế mà bạn phải nộp.

Thủ tục và các giấy tờ liên quan đến giấy phép kinh doanh thời trang.

Giấy phép kinh doanh thời trang giúp cho việc kinh doanh rõ ràng và minh bạch hơn

Thủ Tục Đăng Ký Giấy Phép Kinh Doanh

Mở cửa hàng quần áo cần giấy tờ gì? Đây luôn là câu hỏi của rất nhiều chủ cửa hàng với ý định mở cửa hàng. Để trả lời mở shop quần áo cần những giấy tờ gì? Điều tiên quyết cần có vẫn là giấy phép kinh doanh thời trang.

Chuẩn bị giấy tờ đăng ký giấy phép kinh doanh thời trang

Khi mở cửa hàng kinh doanh thì bạn cần hoàn tất các bước đăng ký, để hoàn thành nhanh chóng thì bạn hãy chuẩn bị trước các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
  • Bản photo công chứng Thẻ căn cước công dân, CMND hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của toàn bộ các cá nhân tham gia góp vốn vào hộ kinh doanh.
  • Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất.

Các bước đăng ký

Theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành như sau:

  • Bước 1: Cá nhân, người đại diện hộ gia đình hoặc một nhóm người cùng gióp vốn gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh đến Phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện tại nơi đặt địa điểm kinh doanh
  • Bước 2: Khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện trao Giấy biên nhận cho người đăng ký
  • Bước 3: Trong thời gian 3 -5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Minh họa về giấy phép kinh doanh thời trang

Ảnh minh họa về đăng ký giấy phép kinh doanh thời trang.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký giấy phép kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi. Bổ sung bằng văn bản minh bạch tới người thành lập hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, người nộp đơn cần chỉnh sửa và hoàn tất thủ tục dựa theo lí do không hợp lệ được trả về để tiếp tục nộp đơn đăng ký.

Nếu cửa hàng kinh doanh thời trang của bạn đang tìm kiếm nguồn hàng tốt. Hãy liên hệ với VICT  – Xưởng may gia công quần áo số 1 tại khu vực miền Nam. Đây là cơ hội để bạn có thể phát triển thương hiệu của mình đấy!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *